Bát trạch là gì? Những nguyên lý hình thành nên trường phái Bát Trạch

Bát trạch là gì? Những nguyên lý hình thành nên trường phái Bát Trạch

Bát trạch là gì? Cũng như những nguyên lý hình thành nên trường phái phong thủy bát trạch là điều rất nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này, Hồng Vận Lâu sẽ trình bày đến các bạn gốc gác cũng như những nguyên lý hình thành nên trường phái phong thủy phổ biến này một cách cô đọng súc tích nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo….

Trong thuật Kham Dư Địa Lý của Trung Quốc, phái Bát Trạch đóng một vai trò quan trọng khi đánh giá sự kết hợp tốt xấu của nhà ở. Các tác phẩm kinh điển như “Dương Trạch Tam Yếu”, “Bát Trạch Chu Thư”, và “Bát Trạch Minh Kính” (hay “Bát Trạch Minh Cảnh”) được viết bởi các tác giả thời xưa vẫn được những nhà nghiên cứu hiện nay sử dụng làm nguồn tham khảo.

Phái Bát Trạch được truyền đạt bởi một cao tăng trong thời nhà Đường, có tên là Đường Nhất Hạnh (唐一行禅师). Ông là một thiền sư thông thạo về Phật Pháp cùng với kiến thức sâu sắc về Kinh Dịch và thuật số. Lý thuyết căn bản của phái là dựa trên Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm cơ sở lý luận, và sử dụng phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm cách áp dụng. Ngoài ra, phái còn chứa đựng một số tri thức từ phái Phong Thủy Mũ Đen trong Phật Giáo Tây Tạng Mật tông.

Thiền Sư Đường Nhất Hạnh - Người sáng lập trường phái Phong Thủy Bát Trạch

Phái Bát Trạch được các thuật sĩ hành nghề trong dân gian ứng dụng rất nhiều, chẳng hạn như trong việc xác định tính chất tốt xấu của các công trình như nhà ở hay mồ mả. Nó chia thành hai loại trạch: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch, sau đó dựa vào người để xác định tính chất tốt xấu.

Ví dụ, Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, trong khi Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Khi xác định hướng Tây tứ trạch, chúng ta sử dụng bốn phương vị Tây để đặt bếp, mở cửa và áp dụng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thường được coi là hung, không thích hợp để mở cửa, đặt bếp hoặc người ở. Đông tứ trạch cũng tuân theo nguyên tắc tương tự. Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là sử dụng phương vị Hậu Thiên Bát Quái để đánh giá.

Lý thuyết Bát Trạch dựa trên quy luật của sự kết hợp âm dương phối hợp, giao cấu và sinh thành. Điều này là cơ sở để đánh giá tính chất tốt xấu của một không gian cụ thể.

Sự phối hợp giữa Đông – Tây Tứ Trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành

Phong Thủy Bát Trạch là sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành
Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :
  • Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
  • Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
Tiên thiên bát quái phối lạc thư - Bát Trạch
Tiên thiên bát quái phối lạc thư – Bát Trạch
Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
  • 1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
  • 2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
  • 1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
  • 2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc

Tây Tứ Trạch (Càn Khôn Cấn Đoài):
  • Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
  • Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. (10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo)
  • Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
Hợp Thập Sinh Thành - Ma Phương Lạc Thư
Hợp Thập Sinh Thành – Ma Phương Lạc Thư
Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ):
  • Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
  • Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
  • Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

Đông Tây Trạch trong Phong Thủy Bát Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối

Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
  • Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
  • Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
  • Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
  • Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”
Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý!

Ứng dụng của Bát Trạch trong Phong Thủy Học

  • Tầng 1 là dùng Bát Trạch Pháp.
  • Tầng thứ hai là dùng Tam Nguyên long Tam Nguyên Quái để tiến hành.
  • Tầng thứ 3 là dùng thuyết Nguyên Vận, Linh Chính, Giao cấu cùng Long Sơn Hướng Thủy phối hợp để làm. Mỗi bước tiến qua một tầng lại ẩn chứa nhiều điều bí mật.

Tiên thiên Hậu thiên bát quái phối Lạc thư

Ở tầng thứ 2 và 3 thường là mật truyền , thế nhân biết được rất ít. Bát Trạch phái là một học phái phong thủy rất cổ lưu truyền rất rộng rãi, là tầng thứ nhất khi tác pháp. Thông thường khi truyền pháp trong Bát Trạch thường truyền kỹ thuật mà không truyền nguyên lý khiến cho người học sinh ra nghi ngờ, vu cho là ngụy pháp. Hiện nay xã hội thật giả lẫn lộn, cỏ lúa cùng mọc , cho nên tôi mạnh dạn chia sẻ bí mật nguyên lý của Bát Trạch Phái cho mọi người được rõ . Trước hết trợ duyên cho các học giả có thêm niềm tin và kiến thức tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về Bát Trạch Phái ( Còn rất nhiều bí mật xung quanh các pháp ứng dụng của Bát Trạch ). Thứ nữa chiêu tuyết án oan nghìn năm “Ngụy Pháp” cho Tổ Sư Đường Nhất Hạnh của phái Bát Trạch.
Chú Thích : Ngụy Pháp là từ được “Thẩm Thị Huyền Không Học” dùng để chỉ lý luận Bát Trạch của Đường Nhất Hạnh thiền sư.

Trả lời