Tưởng Đại Hồng (蒋大鸿) – Đại sư Phong Thủy Huyền Không
Đại Sư Phong Thuỷ Tưởng Đại Hồng (蒋大鸿) còn được gọi là Tưởng Công, tên Kha, tự Bình Giai, còn gọi là Văn Giai, sống vào cuối thời Minh đầu nhà Thanh. Ông sinh thời sống tại Hoa Đình Trương Trạch, ngày nay là trấn Trương Trạch, vùng Tùng Giang, Thượng Hải. Ông mất năm 94 tuổi sau giai đoạn sinh thời vào năm 1620 sau CN, mất năm 1714.
Từ nhỏ, ông đã mồ côi mẹ, đến tuổi trung niên thì mồ côi cha. Có giai thoại kể rằng Tưởng Đại Hồng cùng họ với Tưởng Giới Thạch. Cũng có người lại nói họ Tưởng gốc là người đến từ vùng Triết Giang. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, ông vẫn được nhắc đến là một bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhất của phái Huyền Không Phong Thuỷ. Bởi những đóng góp cũng như những công trình mà ông đã để lại cho môn phái này.
Tiểu sử của người thầy phong thủy Tưởng Đại Hồng
Theo ghi chép trong sách của Trần Tử Long, khi Tưởng Đại Hồng 18 tuổi, ông đã trở khá nổi tiếng với kiến thức về thiên văn, địa lý, âm dương, lịch pháp và đam mê binh pháp. Ông có sở học sâu, kiến thức rộng rãi và tính tình hào sảng. Tưởng Đại Hồng là một người tham gia tích cực vào việc học hỏi và nghiên cứu. Ông là người có tâm hồn phiêu lưu, thích khám phá, một người một ngựa đi ngao du hào sảng, bôn ba vân du phong thủy. Ông thể hiện đầy đủ khí chất của một thầy phong thủy giỏi với sự kết hợp giữa kiến thức rộng rãi và am hiểu kiến thức lý hành tường tận.
Tưởng Đại Hồng và con đường Binh Pháp
Tưởng Công tức Tưởng Đại Hồng được giao phó vào hàng tam phẩm, sau đó được thăng chức Ngự Sử (chức vụ tương tự như Bộ Phó hay Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng). Năm 1645, sau khi Sùng Chính mất và Đường Vương xưng đế tại Phúc Châu. Đến năm 1646, Đường Minh thất bại, Minh Triệu Tông bị bắt và tuyệt thực mà chết vì uất ức. Nhưng, Tưởng Công không đầu hàng. Ông lấy danh nghĩa thầy Phong Thủy chu du khắp vùng Giang Nam, liên lạc chiêu binh kháng triều đình Mãn Thanh.
Tuy nhiên, ông đã gặp thất bại. Quá nhiều lần, khiến Tưởng Công suy nghĩ lại đại cục. Ông dày thời gian để tập trung vào nghiên cứu thuật Kham Dư. Đến năm thứ 70 Khang Hy, Tưởng Đại Hồng được tiến cử vào làm quan trong triều nhưng ông một mực từ chối. Ông tập trung cùng đệ tử viết sách lưu giữ lại cho hậu thế. Trong đó có rất nhiều tác phẩm như: “Chi Cơ Tập”, “Thủy Long Kinh”, “Thiên Nguyên Ngũ Ca”, “Địa Lý Biện Chính”. Tất cả những tác phẩm của đại sư đều được người đời sau giữa bên mình và coi đó là sách phong thuỷ kinh điển của bộ môn phong thủy địa lý.
Thầy phong thuỷ Tưởng Đại Hồng và cơ duyên với phong thuỷ Huyền Không
Tưởng Đại Hồng, khi còn nhỏ, được học về Phong Thủy Loan Đầu theo cha mình, Tưởng An Khê. Tuy nhiên, khi gặp phải những tình huống phức tạp mà lý thuyết Loan Đầu không thể giải quyết, ông tiếp tục nghiên cứu và học hỏi. Sau khi triều đại nhà Minh sụp đổ, ông gặp Vô Cực Tử, một chân truyền bí quyết Huyền Không. Từ đó, Tưởng Đại Hồng đã nắm vững thiên cơ thủy long pháp và phát triển thành dương trạch pháp, tiếp tục đi ngao du sơn thủy trong hơn 10 năm.Tưởng Đại Hồng quyết tâm tự lập và phát triển học thuyết của riêng mình, và ông nắm vững lý thuyết Kham Dư. Vì sự nỗ lực và thành tựu của ông trong lĩnh vực Phong Thủy, người đời đã xưng tụng ông với danh xưng “Đệ Nhất Đại Địa Tiên,”.
Dấu ấn và những công lao của bậc thầy Phong Thuỷ Tưởng Đại Hồng
Về già, Ông sống tại Thiệu Hưng. Ông đã nghiên cứu ra La Bàn Tưởng Công còn gọi là Tưởng Bàn. Trong số những người đời nhận là học trò của ông, bao gồm:
1. Khương Diêu ở Hội Khê.
2. Trương Trọng Hinh ở Đan Dương.
3. Lạc Sĩ Bằng ở Đan Đồ.
4. Lữ Tương Liệt ở San Âm.
5. Hồ Thái Chính ở Vũ Lăng.
Sau khi Tưởng Đại Hồng mất thì nổi lên Lục Đại Phái, trong đó kể đến gồm:
1. Phạm Nghi Tân của trường phái phong thuỷ Điền Nam.
2. Chương Trọng Sơn trường phái phong thuỷ Vô Thường ở Triết Giang.
3. Chu Tiểu Hạc của trường phái phong thuỷ Tô Châu.
4. Từ Địch Huệ của trường phái phong thuỷ Thượng Ngu.
5. Duẫn Hữu Bổn của trường phái phong thuỷ Tương Sở.
6. Thái Dân San của trường phái phong thuỷ Quảng Đông.
Mỗi phái có điểm giống nhau và cũng có điểm khác nhau, không ai giống ai nhưng ai cũng khẳng định mình tiếp nhận và sự truyền dậy từ thầy Tưởng Đại Hồng.
Tưởng Đại Hồng lúc sinh thời chỉ trích rất nặng nề phái Tam Hợp. Ông thường viết nhiều luận điểm phản bác lại Tam Hợp Phái. Ông cũng chính là người đã nói câu “Thiên Cơ Bất Khả Lộ” và có thường viết che giấu đi thiên cơ, ông thích dùng mật mã để duy nhất học trò trong dòng phái mới có thể luận giải chính xác.
Ai là chân truyền đúng từ “cha đẻ” Tưởng Đại Hồng?
Vào thời nhà Thanh, khi Thẩm Trúc Nhưng đọc sách của Tưởng Đại Hồng, ông đã tức giận vì không hiểu được những ẩn ý bí hiểm của Tưởng Công. Thẩm Trúc Nhưng tự hận Tưởng Công và phái Phong Thủy Huyền Không vì họ chỉ truyền thụ kiến thức nội bộ mà không cho những học trò bên ngoài theo học. Vì vậy, sau khi Thẩm Trúc Nhưng hiểu được một số bí quyết Huyền Không Phong Thủy sau khi đọc sách của Chương Trọng Sơn, ông quyết tâm mở trường và viết sách để dạy và chia sẻ kiến thức về Phong Thủy Huyền Không đến với nhiều người.
Tưởng Đại Hồng – Đại sư Phong Thủy Huyền Không
Có lẽ ngày nay, thị trường sách phong thuỷ Huyền Không phổ biến nhất tại Việt Nam. Đặc biệt là những tác phẩm của Thẩm Trúc Nhưng ví dụ như cuốn “Huyền Không Thẩm Thị Học.” Những tác phẩm này chứa đựng nhiều kiến thức luận đoán và dự đoán từ Thẩm Trúc Nhưng. Sách đã được dịch dịch và bán rất nhiều ở Việt Nam. Những người quan tâm đến Phong Thủy Huyền Không đã đọc và yêu thích những cuốn sách này để nắm bắt kiến thức và kiến thức phong thuỷ Huyền Không.