Dương Quân Tùng – Tổ Sư nghề Phong Thủy

Dương Quân Tùng - Tổ Sư nghề Phong Thủy

Dương Quân Tùng (楊 筠 松) hay còn được gọi là Dương Công, Dương Cứu Bần (thầy Dương cứu người nghèo).

Ông tên là Ích, tự là Thúc Mậu, hiệu là Quân Tùng, sinh năm 834 và mất năm 906 vào thời nhà Đường. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng Đậu Châu, nay thuộc tỉnh Quảng Đông. Cha ông là người thuộc dân tộc Khách Gia. Ông được người đời tôn vinh là Phong Thủy Đại Tông Sư, là cha đẻ và là người khai phá hoằng dương ích dân thuật Phong Thủy.

Tất cả các trường phái Phong Thủy đều xem ông như Tổ Sư của nghề. Tất các sách kinh điển về Phong Thủy đều được trích dẫn từ các tác phẩm của ông. Nói đến các nguyên tác của ông thì vẫn còn nhiều tranh cãi cho đến tận này ngày. Người ta chưa xác định chính xác được tác phẩm nào là chính gốc, tác phẩm nào là do người đời sau viết lại. Khi còn sống, đích thân ống viết ra chỉ có 7 tác phẩm:

  • Thanh Nang Áo Ngữ
  • Thiên Ngọc Kinh
  • Ngọc Xích Kinh
  • Ngọc Hàm Kinh
  • Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh
  • Hám Long Kinh
  • Nghi Long Kinh

Và đây là bẩy tác phẩm mà trường phái Dương Công Cổ Pháp Cống Châu dựa làm nguyên gốc để thực hiện. Người đời sau, thuộc các phái Tam Hợp hoặc Tam Nguyên Huyền Không cũng dựa vào các tác phẩm này mà gia nhiều câu chữ khác theo ý hiểu lại của bản gốc. Hoặc cũng có thể có nhiều tác phẩm là của chính Dương Công viết.

Vào năm 17 tuổi, ông làm quan trong triều nhà Đường, ông nắm vị trí Chưởng Linh Đài Địa Lý và làm quan đến chức Kim Tử Quang Lộc Đại Phu. Vào cuối thời Đường, vua Đường Hy Tông, khi ấy đã ở tuổi 45 không chăm lo đời sống nhân dân. Quan lại triều đình tham quan thối nát và tình cảnh dân lầm than. Nhân lúc vua Đường Hy Tông lánh nạn giặc Hoàng Sào đánh chiếm. Ông đã trộm nhiều sách vở quý giá về thuật Kham Dư (Phong Thủy) trong Tàng Kinh Các.

Ông lẩn trốn sự truy đuổi của triều đình Tràng An và lánh nạn ở vùng mà ông cho là Phong Thủy Bảo Địa. Nay là thuộc Cống Châu thuộc tỉnh Giang Tây. Ông toàn bộ quãng đời còn lại để nghiên cứu và thực hành cũng như áp dụng Phong Thủy cứu giúp người nghèo khổ. Ông có ba đệ tử chính là Tăng Văn Xương (có một số sử liệu lại ghi nhầm là Tăng Văn Địch曾文迪),Lưu Giang Đông (劉江東)và Liêu Vũ (廖禹).

Có nhiều sách ghi nhầm lẫn là Lại Bố Y hay Lưu Khiêm cũng là đệ tử của ông . Nhưng thực ra, Lại Bố Y tuy cũng là 1 Đại Danh Sư Phong Thủy nhưng ông lại không phải là đệ tử chân truyền của Dương Công. Ông chỉ là người kế thừa và phát huy rực rỡ trường phái của Dương Công. Chúng tôi sẽ đề cập đến nhân vật lừng lẫy này trong 1 bài viết khác.
Vì để trốn tránh sự truy đuổi của triều đình, ông thường sống trên đỉnh những ngọn núi cao nhất của Cống Châu và ở đó để truyền dạy và nghiên cứu Phong Thủy. Ngày nay, ngôi nhà ngày xưa ông ở được gọi là Dương Tiên Lĩnh (dãy núi của Tiên Ông Dương Công, chữ Lĩnh này giống chữ Lĩnh trong Hồng Lĩnh Lam Giang ở vùng Hà Tĩnh để chỉ những dãy núi cao ngất, hùng vĩ và linh thiêng). Sau khi ông mất, rất nhiều học trò đã tôn kính ông như một bậc thần tiên.

Cống châu – Nơi tinh hoa bảo địa

Phong Thủy xuất phát từ Trung Hoa, và Phong Thủy Trung Hoa xuất phát từ 1 thành phố nhỏ tại Trung Quốc có tên là Cống Châu. Hầu như tất cả các vị vua từ xưa đến nay và các lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc sau khi nắm quyền thì có 2 nơi họ đến: 1 là Vạn Lý Trường Thành, 2 là Cống Châu. Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho biểu tượng sức mạnh của Trung Hoa, là nơi người Trung Quốc tin hồn cốt linh thiêng của Tổ Quốc. Còn Cống Châu tại sao?
Cống Châu có một vai trò quan trọng trong lịch sử và phong thủy của Trung Quốc. Phong thủy được coi xuất phát từ Trung quốc, và Trung Quốc coi Cống Châu là cái nôi sản sinh ra phong thủy. Nó không chỉ tượng trưng cho một nơi lưu giữ tinh thần và hồn cốt của phong thủy mà còn là nơi các vị vua chúa thời xưa và các lãnh đạo hiện đại phải đến khi họ lên nắm Quyền.
Vạn lý Trường Thành được coi là biểu tượng sứ mạnh của Trung Hoa, là nơi người Trung Quốc tin là linh hồn  của Tổ Quốc. Còn Cống Châu tại sao?
Cống châu chỉ là một tỉnh nhỏ, có dân số ít ỏi khoảng 8 triệu người. Nhưng vì sao các đời lãnh đạo mới nắm quyền lại đến Cống Châu. Tại sao họ không đến những thành phố đông đúc dân cư, kinh tế phát triển mạnh như Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông?.
Bất cứ điều gì cũng có nguyên nhân sâu xa. Bởi Cống Châu là quê hương của Đại Danh Sư Phong Thủy Dương Quân Tùng. Cống Châu được coi là thành phố có bố cục phong thủy đỉnh cao nhất của Trung Quốc. Tại đó, phong thủy kiến trúc được xây dựng để bền vững qua nhiều đời, rất nhiều đình chùa, lăng mộ, các tòa thành đã tồn tại hơn 1.200 năm vẫn không bị hư hại. Bạn thử nghĩ xem, một ngôi mộ đắp đất và tồn tại qua 1.200 năm vẫn tốt mà không bị sụt lún, hỏng hóc còn phần bia đá vẫn sáng rõ!. Đó thực sự là điều cần phải chiêm nghiệm kỹ lưỡng.
Nhìn lại lịch sử phát triển của phong thủy, “Táng Thư” của Quách Phác là một tác phẩm quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của phong thủy Trung Quốc. Tác phẩm này tập trung vào địa hình Loan Đầu và cung cấp một số khái niệm về long mạch và huyệt vị, nhưng thực tế, tác phẩm tập trung ít vào khái niệm Lý Khí. Lý Khí, là một phần quan trọng của phong thủy Trung Quốc, nhưng ở giai đoạn này, nó mới chỉ ở mức độ sơ khai.
Trong giai đoạn đầu của phát triển phong thủy, khái niệm về Lý Khí và hệ thống phong thủy vẫn chưa được xây dựng một cách chi tiết và phức tạp như hiện nay. Các hướng cơ bản như Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc là các khái niệm cơ bản về hướng và hình dáng địa lý mà người Trung Quốc thời đó sử dụng trong giai đoạn này.
Mãi đến khi,Dương Quân Tùng là một quan địa lý của triều nhà Đường và cũng là một học giả phong thủy nổi tiếng. Tương truyền, khi quân đội của Hoàng Sào đánh chiếm và cướp cuốn Ngọc Hán Kinh – một quyển sách quan trọng chứa bí quyết phong thủy của nhà vua, Dương Quân Tùng đã phải trốn về quê nhà Cống Châu để tránh sự truy bắt của triều đình.
Tại quê nhà, ông tiếp tục nghiên cứu phong thủy và dạy phong thủy cho học trò của mình, và ông đã viết nhiều sách để lưu giữ kiến thức và truyền lại cho thế hệ sau. Dương Quân Tùng trở nên nổi tiếng với việc sử dụng phong thủy để cứu giúp người nghèo, và ông được biết đến với biệt danh “địa tiên Dương Cứu Bần” – tức là người cứu giúp người nghèo.

Hệ thống truyền thừa Dương Công Cổ Phái

Dương Quân Tùng trước khi mất đã truyền lại kiến thức kinh nghiệm cho 3 người đệ tử là họ Lưu, họ Liêu (sau này xuất Liêu Kim Tinh), họ Tăng (sau này có Tăng Văn Địch, cháu đời thứ 52 của Tăng Văn Địch là Tăng Tử Nam của Huyền Không Đại Quái danh tiếng tại Đài Loan). 
Không có gì lại khi ba họ Lưu, Liêu (Liêu Kim Tinh), và Tăng đã trở thành những thầy phong thủy nổi tiếng và tư vấn cho nhiều đời vua và quan chức trong thời gian của triều Minh.
Liêu Kim Tinh đảm nhiệm vị trí Trưởng Quan Địa Lý Hòa Gia và giám sát Thập Tam Lăng. Ông có vị trí quan trọng và uy tín trong lĩnh vực phong thủy và địa lý. Các thầy phong thủy này đã góp phần quan trọng trong việc định hình và cải thiện phong thủy của các vùng đất và triều đại tại Trung Quốc.Hiện nay, Cống Châu là nơi duy nhất còn có bảo tàng lịch sử phong thủy. Có những ngôi làng mà phân nửa dân số của làng hành nghề xem phong thủy. Một ngôi làng nhỏ mà có 24 Quốc Sư Phong Thủy, 72 Phong Thủy Sư và 36 Bác Sĩ.
Dương Quân Tùng đã có đóng góp quan trọng trong việc phát triển và truyền bá kiến thức phong thủy. Trước thời ông, hầu như không có cuốn sách nào để người học có thể lấy làm kim chỉ nam. Việc viết khoảng 7-8 quyển sách, bao gồm các tác phẩm như “Thanh Nang Áo Ngữ,” “Thiên Ngọc Kinh,” và “Ngọc Xích Kinh,” đã giúp lan truyền kiến thức phong thủy và tạo nền tảng cho việc nghiên cứu và ứng dụng phong thủy trong cuộc sống và trong lĩnh vực địa lý, đặc biệt về phần Lý Khí. Đây là một phần quan trọng của sự phát triển của phong thủy và văn hóa Trung Quốc.
Sau thời Dương Quân Tùng, các phái đã bắt đầu xuất hiện nhiều cuốn sách truyền dạy,  mỗi phái đều phát triển dựa trên những cuốn sách của Dương Quân Tùng. Họ áp dụng lý thuyến của trường phái đó và đã tạo nên Tam Hợp, Tam Nguyên.
Tam Nguyên Huyền Không có đại diện đầu tiên là Tưởng Đại Hồng. Người đã sáng tạo nên La Bàn Huyền Không bằng cách ghép 64 quẻ Kinh Dịch vào trong La Bàn. Lai Bố Y, con rể của dòng họ Liêu tại Cống Châu, ông đã sáng tạo ra Tam Hợp Phái bằng cách bổ sung vào vòng Nhị Thập Bát Tú và vòng Nhân Bàn để có thể dùng theo Tam Hợp.
Phong Thủy Dương Quân Tùng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay nhưng trong môn phái khi nhận đệ tử có rất nhiều những nguyên tắc và luật lệ khắt khe. Bởi vậy, Sự phát triển cũng bị hạn chế. Người viết may mắn được truyền dại khẩu quyết, được giảng giải ý nghĩa của đủ cả bốn bảo điển quan trọng: Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Ngọc Xích Kinh và Táng Thư; Với các môn đệ của Dương Quân Tùng nếu thiếu khẩu quyết thì sẽ không có chìa khóa để hiểu đúng, trọn vẹn và đầy đủ những gì Đại Sư và Quách Phác muốn nói. Và nếu không hiểu đúng thì không thể áp dụng chính xác, và thực hành sẽ bị sái lầm. Tất nhiên, để học được thì ngoài ngộ tính, bạn cần phải đủ một chữ “ Duyên” mới có thể đạt trọn vẹn những lời vàng ngọc từ sách.

Quách Phác – Táng Thư và những quan điểm xung quanh

Có những quan điểm cho rằng Quách Phác cùng với tác phẩm Táng Thư là tiên phong trong lĩnh vực Phong Thủy, nhưng thực tế đó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Đa phần người làm phong thủy chỉ tập trung vào việc xào lại, lặp lại kiến thức trong các sách mà không hiểu rõ bản chất và logic cũng như ẩn ý sau từng trang, từng câu chữ của Táng Thư.
Táng Thư chỉ tập hợp quan sát về địa lý hình thể chứ không hề đưa ra công thức, tính toán lý khí. Bởi vậy mới nói, nó chỉ là cái vỏ bánh mà không phải cái ruột bánh nên khi tiếp cận hoặc chỉ đọc sơ qua sẽ thấy thật hay nhưng khi áp dụng vào thực tế thì không có kết quả.
Goethe có nói “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Phong Thủy nếu chỉ áp dung học thuyết lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì ai cũng có thể trở thành đại sư. Nhưng khi áp dụng đó chỉ là một mớ lý thuyết đúng nhưng xa vời.
Bởi vậy, vào sau Thời Quách Phác, Phong Thủy vẫn gần như dậm chận tại chỗ. Mãi cho đến khi có sự xuất hiện của thiên tài phong thủy họ Dương Quân –  Dương Quân Tùng 楊筠松.
Dương Quân Tùng thi đậu Trạng Nguyên năm 17 tuổi và làm quan địa lý vào triều thời nhà Đường. Khi thời Đường suy tàn, lúc đó vua chỉ ham mê tửu sắc, quan lại tham quan ô lại nhiễu nhương dân lành, sưu cao thuế nặng, giặc giã khắp nơi. Khi đó Dương Quân Tùng đã 45 tuổi và ông cảm thấy chán nản. Nhân lúc loạn lạc, nạn giặc Hoàng Sào đánh thẳng vào phía cung điện, vua nhà Đường phải bỏ trốn, Dương Quân Tùng mới đánh cắp 2 quyển sách quý để trong tráp đặt đầu giường của nhà vua: là quyển “Càn Khôn Quốc Bảo” của Khâu Đình Hàn và quyển “Ngọc Hàn Kinh” của Cửu Thiên Huyền Nữ.
Quyển của Khâu Đình Hàn là nền móng lý thuyết của Long Môn Thủy Pháp Bát Đại Cục, dùng để xác định Thủy Pháp Long Mạch trên một quy mô địa lý rộng –chúng tôi chuẩn bị giảng dạy rộng rãi trong thời gian sắp tới. Quyển Ngọc Hàn Kinh của Cửu Thiên Huyền Nữ chứa đựng nhiều bí mật và cực kỳ ít người trong môn phái Dương Quân Tùng thực sự rõ về Táng Thư, và không phải cứ học trong môn phái của Dương Công đều biết về sự tồn tại của cuốn sách này.
Ngoài 7 tác phẩm chính như đã nêu ở trên, còn có thuyết cho rằng ông tổng cộng sáng tác đến gần 20 tác phầm như
Hám Long Kinh, Nghi Long Kinh, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Thập Nhị Trượng Pháp, Kim Hàm Kinh, Kim Cương Toản Bổn Hình Táng Đồ Quyết, Lập Chùy Phú, Hắc Nang Kinh….
Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng được công bố và biết rộng rãi, một số tác phẩm chỉ có vài gia đình ở làng Tam Liêu còn lưu trữ, một vài số tác phẩm ở Cống Châu, và 1 vài tác phẩm thì được lưu giữ ở xung quanh núi Dương Tiên (đỉnh núi mà Dương Công lánh nạn và truyền dạy cho học trò. Người đời sau đặt là Dương Tiên Sơn – tức phong Dương Quân Tùng là bậc thánh nhân). Căn bản, các tác phẩm rải rác ở vùng Giang Tây chứ không một gia đình có nào có đầy đủ. Và cuối đời ông có truyền cho 3 đại đệ tử: Tăng Văn Địch (曾文迪), Lưu Giang Đông (劉江東), Liêu Vũ (廖禹).

Nguồn gốc 3 chữ Dương Cứu Bần

Chuyện kể rằng, Dương Quân Tùng, sau khi đánh cắp 2 quyển sách quý, ông vội vã trở về quê hương của mình ở vùng Giang Tây vừa nghiên cứu giảng dạy Phong Thủy và vừa dùng Phong Thủy để giúp người nghèo khổ nên được gọi là Dương Cứu Bần (cứu người nghèo). Sau khi giặc giã đã yên, nhà vua quay lại triều đình thì phát hiện bị mất cuốn sách. Bởi vậy, ông liền truy tìm và bắt cho bằng được Dương Quân Tùng để chịu tội và lấy lại kho báu hoàng gia.
Trong một lần khi lưu lạc trốn tránh sự truy đuổi quân lính triều đình, Dương Quân Tùng trốn vào 1 ngôi nhà nọ có một người góa phụ đang mang thai. Câu chuyện về Dương Quân Tùng và người góa phụ khá thú vị. Người góa phụ này thương tình vị khách sa cơ lỡ bước liền mời vào ở lại một đêm và giết gà đãi khách. Nhưng lạ lùng thay, người góa phụ chỉ mời khách ăn cháo hầm với xương gà chứ không hề có chút thịt nào. Dương Quân Tùng thầm nghĩ người phụ nữ này là kẻ chi ly nên sáng sớm hôm sau khi trời chưa còn sớm, ông lặng lẽ cáo từ. Ông đi chưa được nửa buổi thì người phụ nữ kia đuổi theo. Bà dúi vào tay ông túi vải đựng toàn bộ thịt gà mà bà đã ngồi róc cả đêm qua để ông có lương thực mang theo dọc đường.
Thực sự cảm động với tấm chân tình của người góa phụ. Dương Quân Tùng quyết định quay về căn nhà mà bà đang ở để bố trí lại phong thủy cho mộ phần chồng bà và phong thủy dương cơ cho ngôi nhà bà đang ở. Sau khi xong việc, ông có nói rằng: Cách bố trí căn nhà này sẽ giúp bà sinh ra 1 vị vua và có hứa rằng khi nào bà mất thì ông sẽ quay lại để làm tiếp mộ cho bà.
Và người phụ nữ đó sinh ra Lưu Quan Châu, người sau này trở vua của cả vùng Giang Tây.

Quay trở lại với vùng đất Cống Châu

Khi mẹ Lưu Quan Châu mất, Dương Quân Tùng quay về thực hiện đúng lời hứa. Ông đã táng mộ đôi cho cha mẹ Lưu Quan Châu. Khi ít lâu sau khi táng xong, Lưu Quan Châu trở thành vị vua của tỉnh Giang Tây. Lúc đó, ông mời Dương Quân Tùng đến để định đất lập đô. Chính Dương Quân Tùng đã chỉ cho ông vùng đất đặc biệt nhất Trung Hoa. Đó là nơi hội tụ rất đặc biệt, chính là quần long tụ hội, long mạch bảo địa ngàn đời nằm ở Cống Châu.
Hơn 1200 năm sau thì đất Cống Châu vẫn không hề bị lụt lội, động đất, sạt lở hay bệnh SARS dù cho ở Trung Quốc có cực kỳ nhiều những thảm họa thiên nhiên xảy ra. Khắp Trung Hoa khó có thể kiếm được một nơi nào có vị trí bảo địa như Cám Châu, cho dù đó là Thượng Hải, Quảng Châu, hay Bắc Kinh…Dĩ nhiên, khi Dương Quân Tùng lựa chọn đất đóng đô như vậy thì ông đề cao sự ổn định dài lâu, không dịch bệnh, tai họa thiên nhiên, con người hài hòa, khỏe mạnh và thịnh vượng lâu bền.
Và trong suốt 1200 năm nay, kể từ khi Dương Quân Tùng mất thì tòa thị chính của thành phố Cống Châu luôn được nằm nguyên trên tuyến độ Bắc Nam, chỉ có dời xa ra hơn một chút khi dân số ngày càng tăng chứ không hề được dời sang vị trí khác hay hướng độ khác.
Thật thú vị khi biết rằng, về sau việc xây dựng các tòa nhà chính quyền và cung điện lâu đài của Trung Hoa vẫn theo trục Bắc Nam và trục này vẫn được thực hiện cho tới tận ngày nay. Nó thể hiện tầm quan trọng của Phong Thủy trong văn hóa và kiến trúc của Trung Quốc. Mà không ít thầy Phong Thủy không thể hiểu được tại sao lại bố trí theo trục này. Nếu thầy Phong Thủy chỉ hiểu được Huyền Không Tam Nguyên thì sẽ luôn luôn luận rằng trong 24 sơn đều có tốt xấu như trích dẫn trong Thanh Nang Áo Ngữ “Nhị Thập Tứ Sơn hữu Châu Bảo”.
Thực ra, trong cùng một hướng độ thì tốt xấu không phải lúc nào cũng giống như nhau. Do đó mà có một số tuyến độ Không Vong nhưng thực chất lại là những tuyến độ rất tốt nhưng cần đòi hỏi một kỹ thuật rất đặc biệt để tính toán. Nếu ai chỉ học riêng theo Thẩm Thị Huyền Không thì đều nói tuyến Đại Tiểu Không Vong chỉ dành cho chùa chiền hoặc nơi thờ tự, vì không vong là điểm cho phép vong hồn ra vào chứ không dành cho nhà cửa và mộ phần.
Tương tự, những ai chỉ biết đến Tam Hợp thì chỉ biết trong 72 xuyên sơn long thì tối kỵ là những tuyến độ Không Vong hay những long hành Thổ; gặp những trường hợp đó các thầy phong thủy thường tìm cách né tránh cho an toàn.
Như vậy làm sao giải thích được có những ngôi mộ mà Dương Quân Tùng đặt lại cố tình đặt vào Đại Không Vong? Hay tại sao Thập Tam Lăng nhà Minh lại được chọn nằm theo tuyến độ Đại Không Vong?
Muốn biết được thực hành những kiến thức đặc biệt này đòi hỏi kiến thức thâm sâu và phải được được chân truyền, đặc biệt đó là phải có đủ điều kiện nhất định như chỉ có 1-2 giờ trong ngày, một vài ngày trong năm, và chỉ có vài năm nhất định trong 1 vận ( 20 năm) mới có thể làm được và kèm với địa hình Loan Đầu tương ứng. Do đó muốn xây tọa hướng mộ theo Đại Không Vong thì nếu long mạch phải là Thiên Thọ Sơn thì mới có cơ hội làm được.
Do đó khi học Phong Thủy hay bất cứ lĩnh vực nào cũng có “Thiên ngoại hữu thiên”, tức ngoài vòm trời này còn có vô số các vòm trời khác cao rộng hơn. Chúng ta cần liên tục học hỏi chứ không chỉ đọc vài ba quyển sách phong thủy là mà đã “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Vì vậy, ngày xưa mới có chuyện cụ Tả Ao hay cụ Hòa Chính sang tận Trung Quốc tầm sư học đạo thành danh thì mới về nước để làm Phong Thủy; con cháu các cụ ngày nay thì chỉ cần ở Việt Nam chỉ đọc vài quyển sách dịch ra tiếng Việt thì tự sáng tạo ra trường phái Phong Thủy cho riêng Việt Nam. Đúng là đời sau hơn đời trước, giỏi hơn các cụ ngày xưa nhiều.

Trả lời